Việc bảo tồn Tê giác một sừng Việt Nam

Hiện trạng

Tê giác một sừng được ghi nhận ở nhiều nơi Lai Châu (Mường Tè, Mường Lay), Sơn La (Sông Mã), và các vùng thuộc Trung Bộ, Nam Bộ: Đắk Lắk (Đắk Nông, Đắk Min, Ea Súp), Đồng Nai (Nam Cát Tiên), Bình Phước (Bù Gia Mập), hiện nay các nơi này hầu như không còn[38]. Kể từ năm 1975, chính sách đưa người từ miền Bắc vào Khu Kinh tế mới đã làm tăng dân số và thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản dẫn đến sinh cảnh của các loài động vật hoang dã và tê giác, bị phá vỡ. Số lượng tê giác giảm đến 90% chỉ trong vòng 10 năm (1989-1999), chỉ còn lại vài dấu vết tại phía Tây Cát Lộc. Dân số tăng nhanh, môi trường của tê giác bị thu hẹp, thay đổi, nguồn nước bị hạn chế, đều khiến cuộc sống của tê giác thay đổi lớn[28].

Vào thời Pháp thuộc, số tê giác vẫn còn nhiều ở Việt Nam, nhưng sau chiến tranh chống Pháp và Mỹ, với các dụng cụ săn bắn hiện đại hơn, số tê giác một sừng giảm mạnh và ít nhất 39 con đã bị giết ở khu vực rừng Cát Tiên từ 1957-1991[28]. Theo thống kê của các cơ quan chức năng thì từ năm 1952 đến 1979, đã có đến 19 con tê giác bị giết hại tại Việt Nam. Năm 1962, một con tê giác bị bắn hạ tại Phước Long và chiếc sừng của nó bán được 500 ngàn đồng (bằng 50 cây vàng). Năm 1964, dân địa phương kể lại chuyện gặp dấu chân tê giác tại suối Cọp ở sông Mã. Từ năm 1982 đến 1991 có trên dưới năm con tê giác ở rừng Nam Cát Tiên bị giết hại, chính huyền thoại về sừng tê giác, về những gì tê giác đem lại đã kích thích sự săn lùng loài động vật to lớn này một cách quyết liệt.

Loài tê giác Java nói chung đã được cho là tuyệt chủng ở khu vực Đông Nam Á cho đến khi những người thợ săn giết chết một con vào năm 1988[10] cũng đã thể hiện tình trạng chúng bị săn bắn. Tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, đã có 40 con tê giác bị giết hại bằng súng trường bởi người dân địa phương từ năm 1957 cho đến năm 1991 và không phát hiện thêm vụ việc nào kể từ đó cho đến khi phát hiện xác cá thể cuối cùng vào năm 2010 vì đã không còn tê giác để mà bắn. Đã có nhiều cuộc điều tra, khám phá của quốc tế đến Việt Nam để tìm hiểu về con tê giác này. Năm 2009, WWF cùng đội ngũ kiểm lâm sử dụng hai con chó nghiệp vụ được mang từ Mỹ về Việt Nam để tìm kiếm tê giác một sừng thể hiện qua mẫu phân, ngay sau khi kết thúc khảo sát thì cá thể này bị bắn chết vào năm 2010 và được cho là cá thể cuối cùng của phân loài này được biết đến ở Việt Nam[4].

Hoạt động

Vườn quốc gia Cát Tiên tại Đông Nam Bộ, Việt Nam được thành lập vào năm 1992. Cát Tiên vào thời điểm đó có quần thể tê giác Java một sừng Việt Nam với tên khoa học là Rhinoceros sondaicus annamiticus cuối cùng trên thế giới trong khi chúng đã tuyệt chủng bên ngoài Việt Nam. Nằm trên địa bàn ba tỉnh Đồng Nai, Lâm ĐồngBình Phước, cách thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía Bắc, vườn quốc gia Cát Tiên có đặc trưng là các khu rừng mưa đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Loài tê giác một sừng (tê giác Java Việt Nam) sống tại khu vực Cát Lộc của vườn quốc gia, đã được Sách đỏ Việt Nam xếp vào hạng cao nhất - E (Endangered - Nguy cấp), nhưng vẫn kém hơn so với hạng Cực kỳ nguy cấp của Sách đỏ IUCN, chúng về lý thuyết đã được pháp luật bảo hộ.

Ước tính số lượng tê giác tại Cát Tiên
Năm1989199119931998199920012005200720102011
Số lượng10-158-127-95-77-85-82-74-5[39]10

Tin Cát Lộc vẫn còn tê giác một sừng nhanh chóng loan khắp thế giới gây chấn động các nhà động vật học. Từng đoàn chuyên gia thuộc nhiều tổ chức trên thế giới, trong đó có WWF, đổ về vùng đất của người S'Tiêng để kiểm chứng. Sau khi có đủ căn cứ để kết luận tê giác một sừng tại Việt Nam chưa tuyệt chủng, một khu bảo tồn loài động vật đặc biệt này ở Việt Nam nhanh chóng được triển khai ở Cát Lộc trong nỗ lực cứu vớt cuối cùng của các nhà khoa học. Các chuyên gia bảo vệ động vật hoang dã thuộc Quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF), Vườn Quốc gia Cát Tiên cũng đã thành lập đoàn nghiên cứu, tìm hiểu để bảo tồn, Những nhà khoa học trong và ngoài nước cũng như hơn 100 cán bộ kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Tiên sau hàng chục năm nghiên cứu, lội rừng[7]. Trước thông tin tê giác một sừng còn tồn tại ở Việt Nam, Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) quyết định tài trợ cho chương trình khảo sát và tuyên tuyền bảo vệ loài tê giác tại Việt Nam[32].

Từ năm 1998, có rất nhiều tổ chức nước ngoài rót tiền vào Vườn quốc gia Cát Tiên để bảo tồn các loại động vật hoang dã quý hiếm, trong đó có tê giác. Chỉ tính riêng Chính phủ Hà Lan đã hỗ trợ 6,5 triệu USD, trong số này, dành một phần ngân sách khá lớn để bảo tồn tê giác[34]. Một số chuyên gia về tê giác ở các nước được mời qua giúp Việt Nam nghiên cứu. Đầu những năm 1990, ông Haryono, chuyên gia về tê giác một sừng của Vườn Quốc gia Ujung Kulon, Indonesia đã cùng các cán bộ kiểm lâm đi sâu vào khu rừng Cát Lộc và nhóm nghiên cứu khẳng định có một quần thể tê giác một sừng của Việt Nam sinh sống tại đây và đang trong tình trạng “cực kỳ nguy cấp” cần được bảo vệ. Cuối năm 1999, Vườn Quốc gia Cát Tiên đã cho thành lập hai đội tuần tra giám sát tê giác. Thông qua Quỹ Chiến lược hành động voi và tê giác châu Á (thuộc WWF), Quỹ Hổ và tê giác của Tổ chức Động vật hoang dã và cá (Mỹ), hai đội tuần tra và giám sát đã sử dụng bẫy ảnh (camera trapping) để chụp ảnh tê giác.

Nhóm chuyên gia Tê giác Châu Á của IUCN cùng một số cơ quan ban ngành Việt Nam đã xây dựng Chương trình hành động nhằm Bảo tồn Tê giác Việt Nam (giai đoạn 2000-2010) chưa từng được chính thức thực hiện. Trong khoảng thời gian 1998-2004, Dự án Bảo tồn Vườn quốc gia Cát Tiên (Cat Tien National Park Conservation Project–CTNPCP) trị giá 13 triệu USD do WWF thực hiện đã thành lập hai đội Giám sát và Tuần tra Tê giác với tổng 6 kiểm lâm và 3 người dân địa phương, được tập huấn và trang bị đầy đủ, cán bộ khu bảo tồn cũng được hai chuyên gia từ Khu bảo tồn Umfolozi Game (Nam Phi) và Tổ chức Tê giác Quốc tế tập huấn kỹ năng thu thập dữ liệu và bảo vệ, dự án đã triển khai nhiều hoạt động giám sát bằng dấu chân hoặc camera. Đến năm 2003, đội Tuần tra chỉ còn lại 3 kiểm lâm, chủ yếu tuần tra các con đường dẫn vào khu bảo tồn và điều tra các vụ săn trộm. Sau khi dự án kết thúc, WWF tiếp tục một dự án ba năm (2005-2007) hỗ trợ kinh phí hoạt động cho đội Tuần tra cũng như cung cấp các hỗ trợ về kĩ thuật, cho đến cuối dự án, hoạt động giám sát hầu như không còn được duy trì.

Trong quá trình bảo tồn động vật, sự thiếu thông tin chính xác về những cá thể tê giác còn sót lại càng làm trì hoãn các quyết định của Chính quyền và trốn tránh những lựa chọn khó như biện pháp tái định cư hay vận chuyển tê giác sang nơi ở mới[28]. Việc tổ chức chỗ cư trú của các loại thú trong sách Đỏ được thực hiện, với con tê giác này hồi trước đã có đề nghị có một chỗ nào đó cho nó bằng các quây lại trong vùng lõi của Cát Tiên cho rộng ra thì có thể bắt về nuôi giữ vì nó quá hiếm, nhưng cuối cùng thì không làm được vì nuôi như vậy rất tốn kém không làm được và phải có dự án mấy triệu đô giúp cho Quảng Nam, Thừa thiên Huế để tổ chức cái hành lang để mà bảo vệ con tê giác[16]. Những nhà bảo tồn tranh luận về cơ hội sống sót của loài tê giác nơi đây, một số người cho rằng nên đem tê giác từ Indonesia sang để duy trì quần thể; những ý kiến khác cho rằng quần thể có khả năng tự phục hồi[26][40].

Đóng góp

Loài tê giác Java ở Việt Nam Rhinoceros sondaicus annamiticus khi đó đã được Sarah Brook (một nhà bảo tồn của Quỹ bảo tồn động vật hoang dã hay Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới WWF) theo dõi sát sao và chặt chẽ. Hàng ngày Brook vượt rừng với địa hình hiểm trở ở cánh rừng Cát Lộc, vật lộn với địa hình khắc nghiệt ở Vườn Quốc gia Cát Lộc đồi dốc và thảm thực vật dày đặc để theo dấu con tê giác, thu thập mẫu phân trong thời gian dài với một chú chó chuyên đánh hơi (chó đánh hơi) theo mùi phân của tê giác được huấn luyện để theo dõi mùi phân tê giác. Trong suốt gần 6 tháng kể từ khi Brook tiến hành thu thập mẫu phân tê giác, trên những tuyến đường mòn trong khu vực, theo dấu các con tê giác trong vùng và không biết chắc liệu chỉ còn có một con hay không để xác nhận chính xác rằng chỉ còn đúng duy nhất một cá thể tê giác ở khu vực này. Rừng Cát Lộc rất lớn và hoá ra chỉ có một mình con tê giác đơn độc sống[22].

Tiến sĩ Sarah Brook và một trong hai chú chó đánh hơi để tìm ra phân tê giác ở Cát Tiên khi bà thực hiện khảo sát tại đây vào năm 2009-2010. Sarah Brook và chồng là Simon Mahood, WWF Việt Nam đã khảo sát tìm tê giác một sừng ở Cát Tiên trong sáu tháng. Khi khảo sát, dựa trên dấu chân đã thấy số cá thể ít hơn nhiều so với hầu hết các dự báo trước đó, dù cần phải phân tích gen mới khẳng định được, họ tìm thấy dấu chân và phân tê giác thường xuyên trong vòng bốn tháng đầu, rồi bỗng không thể tìm thấy nữa vào tháng 2 năm 2010 và hai tháng cuối của cuộc khảo sát. Họ rất lo lắng cho con tê giác nhưng không ai dám chắc điều gì cho đến khi tìm thấy bộ xương chỉ vài tuần sau khi dừng việc khảo sát[17]. Các bẫy ảnh chẳng bao giờ chụp được một con Tê giác nào nữa. Bà làm việc chặt chẽ với kiểm lâm của Vườn Quốc gia và lắp đặt các bẫy camera quan sát nhưng các bẫy camera được thiết lập quá trễ[22]

Trong những chuyến đi, Điểu K’ Giang luôn có mặt để cung cấp nhiều tài liệu, những bức ảnh về con tê giác. Một số cán bộ thuộc Vườn Quốc gia, những nhà động vật học ngoài Hà Nội cũng bay vào tìm tới đặt vấn đề nhờ Điểu K'Giang chỉ điểm. Ông thường xuyên được mời tham gia các cuộc điều tra về loài tê giác với vai trò là người dẫn đường. Ngay cả các chuyên gia của WWF, khi hay tin vùng Cát Lộc xuất hiện tê giác một sừng trong lúc điều tra, thống kê để lập hồ sơ bảo tồn, họ cũng nhờ Điểu K'Giang dẫn đường, được các chuyên gia của WWF tin tưởng giao cho những chiếc máy ảnh tự động để đặt bẫy, chụp ảnh tê giác, ngay khi cả vào ban đêm[30][30] Dù chưa một lần được phát biểu chính thức về mặt học thuật tại các diễn đàn về loài tê giác ở Cát Lộc nhưng khó có ai hiểu và biết rõ về con tê giác này nhiều bằng Điểu K'Giang và đã giúp cho điện ảnh những thước phim có giá trị về tê giác ở Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Già Điểu K’Giang người đồng bào S’Tiêng là người gắn bó và hiểu rõ về con tê giác do sống sát cánh rừng, giáp ranh giữa ba tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng và Đồng Nai và gắn bó với nó nên biết rõ nơi con tê giác thường xuyên xuất hiện nên chỉ đường để các chuyên gia của WWF biết chỗ đặt máy ảnh, ghi lại được hình ảnh con tê giác sống động nhất, Điểu K’Giang đã cùng một số cán bộ địa phương, đội tuần tra, đoàn chuyên gia trong nước và cả WFF nhiều lần, nhiều tháng trong rừng sâu để tiếp cận với con tê giác[7]. Trong cánh rừng già Cát Lộc rộng hàng chục nghìn hecta, K'Giang biết rõ con tê giác thường hay xuất hiện ở đâu, nó ăn đọt mây, măng tre chỗ nào, mùa nào bao giờ thì về vùng Bàu Chim tắm bùn và liếm đất tìm chất khoáng ở bụi lồ ô, nơi con tê giác thường về kiếm ăn là vùng sình lầy Bàu Chim con tê giác thường hay về tắm bùn và ăn chất khoáng[30].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tê giác một sừng Việt Nam http://www.bbc.com/earth/story/20160920-we-know-ex... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?se... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=8&loai... http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/10/te-giac-m... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/he-lo-nguyen... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/te-giac-mot-... http://www.catalogueoflife.org/col/details/species...